Trước những khó khăn khi phải cách ly xã hội, hàng nghìn doanh nghiệp và hàng trăm trường học đã sử dụng các ứng dụng làm việc, kinh doanh, dạy học trực tuyến để không bị gián đoạn do nghỉ dài để phòng, chống COVID-19. “Hiện mọi người đã khá quen với cách làm việc, kết nối online từ xa” - anh Hùng ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ.
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm, ứng dụng Zoom tăng 67% do các trường học, tổ chức và doanh nghiệp áp dụng nền tảng này phục vụ làm việc, kinh doanh, hội họp và đào tạo từ xa để thích ứng với những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Số liệu Cục Viễn thông (Bộ Thông tin - Truyền thông) cũng cho thấy, lưu lượng dữ liệu trong tháng 3 tăng đột biến tới 90% so với tháng. Sự khác biệt này chủ yếu từ các ứng dụng hội nghị, làm việc trực tuyến, dạy và học trực tuyến, giải trí trực tuyến.
Những ứng dụng thời kỳ công nghệ 4.0 đang tạo ra một xu hướng thương mại mới phần nào giúp người dân Thủ đô vơi đi những khó khăn trong thời kỳ đại dịch.
Tại khu vực Cầu Giấy, Hà Nội hầu hết các chủ cửa hàng kinh doanh lớn, nhỏ đều chấp hành nghiêm việc đóng cửa để phòng, chống dịch COVID-19. |
Nhiều cửa hàng tạm thời phải dừng hoạt động kinh doanh, một số cửa hàng trả lại mặt bằng thuê hay treo thông báo cho thuê. |
Dù kinh doanh gặp khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp năng động chuyển đổi sản phẩm, đổi mới mô hình kinh doanh… kịp thời thích ứng hoàn cảnh mới. |
Thương mại điện tử phát triển khá mạnh do các biện pháp giãn cách xã hội và các yêu c??u “ở nhà để phòng, chống dịch. |
Một cửa hàng trên đường Nguyễn Phong Sắc kinh doanh online kết hợp với các hình thức miễn phí khẩu trang và các vật dụng sát khuẩn. |
Dù đang thời kỳ dịch nhưng khách mua vẫn có thể dễ dàng được đáp ứng nhu cầu mua sắm các trang thiết bị hay vật dụng cần thiết tại các cửa hàng. |
Một cửa hàng bán online trên đường Trần Thái Tông. |