Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (TX.Bến Cát), ngôi trường đầu tiên của tỉnh Bình Dương đạt chuẩn quốc gia. (Ảnh: H.Thái) |
Toàn tỉnh hiện có 730 trường, trung tâm các cấp học (gồm 394 trường công lập và 336 trường ngoài công lập) với gần 512.000 trẻ, học sinh, học viên các cấp học từ mầm non đến THPT. Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 trường đại học với 31.543 sinh viên; 1.768 giảng viên đại học, trong đó có 534 giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên.
Kết quả huy động học sinh nhập học đúng độ tuổi: 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; 11 tuổi vào lớp 6 đạt 96,20%; 15-18 tuổi học THPT, GDTX cấp THPT, Trung cấp chuyên nghiệp đạt 94,29%.
Tại các kỳ thi THPT quốc gia, Bình Dương liên tục đứng trong top đầu cả nước. Năm 2018, xếp hạng 6/63 tỉnh, thành phố; năm 2019 xếp hạng 4/63 tỉnh, thành phố; năm 2020 xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố; năm 2021, bứt phá lên hạng nhất cả nước. Đặc biệt năm 2022, Bình Dương có tỷ lệ đậu đại học đứng đầu cả nước (67,42%).
Bình Dương là địa phương phát triển nhanh về c??ng nghiệp, thu hút đông đảo nguồn lao động từ các tỉnh, thành trên cả nước, mỗi năm dân số của tỉnh tăng trung bình khoảng 100.000 dân; số học sinh các cấp học tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng hơn 20.000 học sinh. Do đó, nhiều địa phương trong tỉnh đã giải quyết được chỗ học cho học sinh nhưng chưa bảo đảm được việc bố trí số học sinh/lớp theo chuẩn quy định của Bộ GDĐT, nhất là tại các địa phương có nhiều khu - cụm c??ng nghiệp. Cơ sở vật chất trường học, thiết bị dạy học dù được xây mới và bổ sung hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt với sự gia tăng số lượng học sinh và chưa đáp ứng kịp thời với quá trình đổi mới.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu giáo viên bộ môn đối với cấp học phổ thông; thiếu giáo viên dạy lớp đối với cấp học mầm non do nguồn tuyển dụng ở địa phương hạn hẹp. Đây là trở ngại, thách thức lớn của tỉnh trong việc nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trước thực trạng trên, Bình Dương kiến nghị Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam bộ nhằm bảo đảm việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị, trong đó bổ sung đủ số lượng biên chế đối với ngành GDĐT theo quy định (hiện tỉnh Bình Dương thiếu 2.149 giáo viên phổ thông).
Đồng thời kiến nghị Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDMN, phổ thông công lập cho phù hợp với tình hình, yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời ban hành quy định về chế độ, chính sách phù hợp để đẩy mạnh việc thu hút người giỏi vào ngành sư phạm; về chính sách tiền lương phù hợp với vị trí, vai trò của nhà giáo cũng như có thêm các chế độ đãi ngộ đối với ngành GDĐT.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, hiện Bình Dương đang lập quy hoạch tích hợp tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó giáo dục luôn là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh và lãnh đạo Sở GDĐT rà soát, sắp xếp nguồn lực nhất là về đất đai, có cơ chế, chính sách tăng cường đầu tư cho giáo dục đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, tỉnh cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất để giảm tỷ lệ học sinh/lớp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. Trong định hướng phát triển của tỉnh cần dự báo nhu cầu nhân lực, từ đó có cơ chế đầu tư đột phá cho GDĐT như dành nguồn lực đất đai, ngân sách cho GDĐT để đảm bảo đủ chỗ học và chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh quy hoạch sắp xếp mạng lưới, nâng cao tỷ lệ người học nghề, học đại học. Đẩy mạnh xã hội hóa, hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tư song song với việc quản lý chặt chẽ hệ thống giáo dục ngoài công lập./.
Trang Chủ Gold Fortune Baccarat